Đo Lường Nguy Cơ
Khi Tăng Huyết Áp
Đánh giá nguy cơ bạn bị tăng huyết áp
Bài kiểm tra này có thể giúp bạn:
Blood pressure icon
So sánh huyết áp của mình với chuẩn thông thường
Your risk
Đánh giá nguy cơ dẫn tới đột quỵ, suy tim, suy thận…
Lower your blood pressure
Tìm hiểu tác động của lối sống lành mạnh đến huyết áp của bạn
BẮT ĐẦU
Thông tin của bạn

Giới tính
Tuổi

Huyết áp tâm thu của bạn là
(chỉ số nằm trên)
90
180
mmHg

Huyết áp tâm trương của bạn là
(chỉ số bên dưới)
50
120
mmHg
BMI

Chiều cao
cm

Cân nặng
kg

BMI Calculator Icon
Chỉ số khối cơ thể (BMI) :
Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, giảm cân có thể giúp giảm chỉ số huyết áp.
Bạn dự định giảm bao nhiêu cân?
Hoạt Động Thể Lực

Thường xuyên hoạt động thể lực đem lại hiệu quả cao nhất. Nên dành ra 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày mỗi tuần; ví dụ như đi bộ nhanh, chạy bộ, bơi, đạp xe…
ĐI BỘ NHANH
ĐI BỘ NHANH
CHẠY BỘ
CHẠY BỘ
BƠI
BƠI
ĐẠP XE
ĐẠP XE

Bạn có ý định luyện tập thể dục thể thao thường xuyên?
Chế Độ Ăn

Vegetables
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh là chế độ ăn nhiều hoa quả, rau củ, các loại hạt và sữa ít béo, đồng thời giảm các loại chất béo (gồm cả chất béo chuyển hóa, không chuyển hóa và cholesterol).
Bạn có dự định ăn uống lành mạnh hơn?

Salt Icon
Hạn chế hấp thụ muối nghĩa là bạn nên ăn ít hơn 6g muối mỗi ngày, tính cả trong thực phẩm chế biến sẵn.
Bạn có dự định giảm hấp thụ muối?
Hạn Chế Đồ Uống Có Cồn

Hạn Chế Đồ Uống Có Cồn
Hạn chế đồ uống có cồn nghĩa là bạn không nên uống nhiều hơn 2 ly mỗi ngày (cho nam) hoặc 1 ly mỗi ngày (cho nữ).

Bạn có ý định giảm đồ uống có cồn?
Kết Quả

/
Huyết áp hiện tại:
/
Sau khi cải thiện lối sống:
Biểu đồ ước tính nguy cơ trước và sau khi cải thiện lối sống
Nguy cơ so với người cùng tuổi/giới tính có mức huyết áp nhỏ hơn 120/80
Mức nguy cơ hiện tại
Mức nguy cơ sau khi thay đổi lối sống

Mời bạn chia sẻ bài kiểm tra này với bạn bè và người thân của bạn nếu họ cũng đang bị Tăng huyết áp. Xin cảm ơn bạn đã dành thời gian làm kiểm tra.

Để tự giúp mình nhớ uống thuốc đều đặn, bạn có thể chủ động tìm ra biện pháp dễ nhớ nhất cho bản thân như sau:

  • Uống thuốc vào giờ nhất định hàng ngày - gắn với một công việc hàng ngày
  • Để thuốc ở chỗ dễ lấy, dễ nhìn
  • Đặt lời nhắc, chuông báo nhắc uống thuốc trên điện thoại

Nhờ người thân trong gia đình nhắc nhở uống thuốc

  • Chia thuốc hàng ngày vào hộp đựng thuốc để tiện theo dõi
  • Ghi chép, đánh dấu vào lịch theo dõi uống thuốc
  • Ăn rau tươi thay vì dưa cải ngâm hay dưa cải muối, cà muối
  • Hạn chế chấm thêm muối tiêu, muốt ớt, nước mắm, nước tương, tương ớt hoặc cho thêm nước sốt vào món ăn.
  • Nếu ăn mì gói, nêm gói nêm vừa đủ và hạn chế húp nước súp mì gói.
  • Nếu đi ăn các món có nước bên ngoài, hạn chế húp các loại nước súp (nước lèo) có muối cao, ăn cái bỏ bớt nước súp
  • Khi đi ăn ngoài, lúc gọi món ăn dặn đầu bếp nấu nhạt

Hiện nay, theo nghiên cứu của Bộ Y tế (2015), trung bình một người Việt Nam ăn/uống khoảng 9,8 gram/ ngày, cao gấp hai lần khuyến nghị của Tổ chức Y Tế thế giới (WHO) là dưới 5gram/ ngày.

Lượng muối ăn/uống vào cơ thể có thể đến từ mắm, khô, muối nêm nếm, nước chấm, mì chính/bột ngọt, bột canh… được nêm vào khi nấu nướng hằng ngày hoặc có trong thức ăn chế biến sẵn. Do đó, hãy lưu ý việc giảm muối ở cả 2 giai đoạn: Chọn thực phẩm và khi nấu nướng.

Muối hay Natriclorua (NaCl) là chất vô cơ được cấu thành bởi hai nguyên tố hóa học: Natri và Chlorua, là một gia vị không thể thiếu trong thức ăn hàng ngày của tất cả mọi người. Natri là nhân tố chính trong việc tạo nên vị mặn của muối. Ion Natri là chất điện giải có vai trò điều hoà áp lực thẩm thấu và cân bằng thể dịch, cân bằng acid-base, duy trì điện thế tế bào và dẫn truyền xung động thần kinh.

Thói quen ăn mặn gây dư thừa Natri, từ đó tăng tính thấm, tăng trương lực thành mạch, gây ứ nước trong tế bào, tăng sức cản ngoại vi và gây ra tăng huyết áp. Ăn mặn sẽ uống nhiều nước, làm tăng áp lực cho thận; uống nước nhiều cũng khiến cơ thể mất nhiều Canxi dẫn đến bệnh thận và loãng xương.

Lượng Natri trong khẩu phần ăn hàng ngày một phần có nguồn gốc từ tự nhiên (có sẵn trong thực phẩm), một phần chủ yếu từ việc bổ sung thêm muối và các gia vị mặn khi chế biến, chấm thức ăn và nêm thêm gia vị. Chỉ 1/4 lượng tiêu thụ hàng ngày của chúng ta là muối thêm vào thức ăn khi nấu ăn tại nhà, phần còn lại nằm ẩn trong các loại thực phẩm mua về, kể cả bánh mì, nước sốt, súp và một số ngũ cốc, bánh kẹo v.v...

Do Natri tạo vị mặn nên chúng ta hay cho rằng muối là Natri. Trên thực tế, trong 5g muối có 2000mg Natri. Chế độ ăn giảm muối phải hiểu là giảm lượng Natri trong tất cả các nguồn đưa vào cơ thể chứ không chỉ giảm lượng muối ăn. Vì vậy, chúng ta cũng nên có thói quen đọc thành phần để biết lượng Natri chứa trong các thực phẩm đóng gói sẵn, từ đó cân nhắc chọn lựa cho phù hợp./.

Đối với người mắc THA, quản lý chế độ ăn uống rất quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp.

Để có chế độ dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, người THA nên tuân thủ nguyên tắc sau:

  • Ăn nhạt, giảm lượng muối ≤ 5g/ngày (khoảng 1 muỗng cà phê muối/ngày, hoặc tốt nhất giảm 1/2 lượng muối và mắm cho thêm vào thức ăn hàng ngày)
  • Giảm chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, có nhiều trong thịt đỏ, thịt heo, phô mai, bánh ngọt, bánh mì, bánh quy, dầu dừa, dầu cọ...
  • Ăn vừa đủ lượng tinh bột (carbohydrate) lành mạnh, có nhiều trong các loại đậu, ngũ cốc nguyên cám...
  • Ăn nhiều rau, củ, quả
  • Ăn đa dạng tất cả nhóm thực phẩm
Tôi vừa được chuẩn đoán mắc bệnh tăng huyết áp

Tôi vừa được chuẩn đoán mắc bệnh tăng huyết áp

Tôi vừa được chuẩn đoán mắc bệnh tăng huyết áp
Tôi có thể sống khỏe cùng bệnh tăng huyết áp

Tôi có thể sống khỏe cùng bệnh tăng huyết áp

Tôi có thể sống khỏe cùng bệnh tăng huyết áp
Tôi có thể mắc bệnh tăng huyết áp

Tôi có thể mắc bệnh tăng huyết áp

Tôi có thể mắc bệnh tăng huyết áp